Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là những vùng giá mà giá cổ phiếu thường phản ứng mạnh mẽ. Chúng là những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng giá và tâm lý thị trường.
Bạn có thể xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ khi giao dịch bằng cách nào? Hãy cùng CF Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì?
Trong giao dịch chứng khoán, vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là 2 khái niệm quan trọng, chúng được định nghĩa như sau:
- Vùng hỗ trợ (Support): Là vùng giá mà xu hướng giảm của một tài sản được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng hoặc chậm lại. Trong vùng này, lực mua cổ phiếu thường chiếm ưu thế so với lực bán và nhà đầu tư thường có xu hướng mua cổ phiếu khi giá ở vùng hỗ trợ.
- Vùng kháng cự (Resistance): Đây là vùng giá mà xu hướng tăng của một tài sản được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm hoặc hoặc di chuyển chậm lại. Trong vùng này, lực bán cổ phiếu thường chiếm ưu thế so với lực mua và nhà đầu tư thường có xu hướng bán cổ phiếu khi giá ở vùng kháng cự.
Vai trò, ý nghĩa của vùng hỗ trợ và kháng cự
Vùng hỗ trợ và kháng cự có vai trò quan trọng trong giao dịch chứng khoán và phân tích kỹ thuật, với những ý nghĩa và vai trò cụ thể như sau:
- Mốc đánh dấu tâm lý giao dịch: Vùng hỗ trợ và kháng cự là những mốc đánh dấu quan trọng trong tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường xem xét và quyết định giao dịch dựa trên việc giá chứng khoán tiếp xúc với các vùng này.
- Quản lý rủi ro và lợi nhuận: Cung cấp điểm tựa cho các nhà đầu tư để quản lý rủi ro trong giao dịch. Các nhà đầu tư có thể đặt các điểm dừng lỗ (stop-loss) và điểm chốt lời (take-profit) dựa trên các mức này để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Cơ sở quyết định giao dịch: Các nhà đầu tư thường sử dụng điểm kháng cự để xác định điểm vào và điểm ra khỏi thị trường. Khi giá tiếp cận vùng hỗ trợ, họ có thể mua vào với kỳ vọng giá sẽ tăng và khi giá tiếp cận vùng kháng cự, họ có thể bán ra với kỳ vọng giá sẽ giảm.
- Thiết lập các lệnh giao dịch: Các nhà đầu tư có thể sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự để thiết lập các lệnh giao dịch hiệu quả bao gồm lệnh mua, lệnh bán, lệnh dừng lỗ và lệnh chốt lời.
- Dự đoán và tiên lượng biến động giá: Sự biến động của vùng hỗ trợ và kháng cự cũng có thể giúp các nhà đầu tư dự đoán và tiên lượng được những biến động giá khó lường trong tương lai, từ đó họ có thể điều chỉnh chiến lược giao dịch của mình một cách linh hoạt và thông minh.
Yếu tố hình thành vùng kháng cự và hỗ trợ
Có hai yếu tố chính hình thành vùng kháng cự và hỗ trợ là:
- Tâm lý thị trường: Đây là yếu tố phản ánh sự tham lam, sợ hãi, tiếc nuối, kỳ vọng của các nhà đầu tư khi giao dịch cổ phiếu. Tâm lý thị trường ảnh hưởng đến cung và cầu của cổ phiếu, từ đó tạo ra các vùng giá quan trọng mà giá cổ phiếu có xu hướng đảo chiều hoặc chậm lại.
- Thói quen tiếc nuối quá khứ: Là yếu tố phản ánh sự lựa chọn của các nhà đầu tư dựa trên kinh nghiệm giao dịch trước đó. Giả sử 1 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu với giá cao và sau đó giá giảm, họ sẽ có xu hướng bán cổ phiếu khi giá quay trở lại mức giá mua ban đầu để hòa vốn. Điều này sẽ tạo ra một vùng kháng cự cho cổ phiếu.
Cách xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ khi giao dịch
Có nhiều cách để xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ khi giao dịch, nhưng CF Viể sẽ giới thiệu cho bạn 4 cách phổ biến nhất:
Sử dụng Fibonacci Retracement
Đây là cách xác định các vùng kháng cự, hỗ trợ tiềm năng khá đơn giản và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng. Bạn chỉ cần vẽ 1 đoạn thẳng từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất của xu hướng giá, sau đó chia đoạn thẳng đó thành các tỷ lệ Fibonacci như 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 76.4%. Các điểm chia đó sẽ là các vùng kháng cự, hỗ trợ tiềm năng.
Sử dụng đường xu hướng (Trendline)
Sử dụng đường xu hướng là cách xác định các vùng kháng cự, hỗ trợ dựa trên xu hướng giá hiện tại. Bạn có thể vẽ 1 đường thẳng nối các đỉnh hoặc các đáy của giá để tạo ra 1 đường trendline. Đường trendline này sẽ là 1 vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh, tùy thuộc vào hướng của nó.
Sử dụng kênh giá
Cách xác định này cũng tương tự như công cụ trendline. Bạn sẽ vẽ 1 kênh giá bằng cách kéo dài hai đường trendline song song nhau, 1 đường nối các đỉnh và 1 đường nối các đáy của giá. Kênh giá này sẽ tạo ra hai vùng kháng cự và hỗ trợ mạnh, 1 ở phía trên và 1 ở phía dưới.
Xác định dựa trên đường trung bình động (Moving Average – MA)
Bản chất của đường trung bình giá là làm phẳng các tín hiệu nhiễu giá trong ngắn hạn, từ đó tạo ra các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Khi giá nằm dưới đường trung bình, đường này đóng vai trò là một vùng kháng cự vì áp lực bán có thể gia tăng khi giá tiến gần đến đường MA. Ngược lại, khi giá nằm trên đường trung bình, đường này có chức năng như 1 vùng hỗ trợ bởi áp lực mua có thể gia tăng khi giá chạm vào hoặc tiến gần đến đường MA.
Tổng kết
Hy vọng với kiến thức mà CF Việt vừa chia sẻ, bạn đã hiểu được vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì, cũng như cách xác định chúng khi giao dịch. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ngoại hối, bạn có thể tham khảo danh sách sàn forex uy tín mà CF Việt đã đánh giá. Chúc bạn giao dịch thành công!
Tôi là Jennifer Nguyễn, tên thật là Nguyễn Quỳnh Thư, sinh năm 1995 tại thủ đô Hà Nội. Hiện tại tôi đang là trader cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 7 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.