VSA là gì? Hướng dẫn giao dịch phương pháp VSA hiệu quả

VSA là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật được nhiều nhà giao dịch ưa chuộng, bởi nó giúp bạn phát hiện được những tín hiệu giao dịch mạnh mẽ, dựa trên khối lượng và biên độ giá của tài sản.

Trong bài viết này, mời các bạn cùng CF Việt khám phá chi tiết hơn về VSA và cách áp dụng hiệu quả trong giao dịch chứng khoán.

VSA là gì?

VSA là gì?

VSA là gì?

Trong tài chính và giao dịch, VSA là viết tắt của Volume Spread Analysis thường đề cập đến chỉ báo phân tích khối lượng chênh lệch giá. Nghĩa là nói đến 1 phương pháp kiểm tra mối quan hệ giữa khối lượng, giá và chênh lệch giá (khoảng giữa giá cao và giá thấp) trên thị trường tài chính. Phân tích thường được áp dụng cho các mẫu biểu đồ nhằm tìm hiểu điểm mạnh hay điểm yếu của biến động giá.

Các thành phần của phương pháp VSA

Các thành phần của phương pháp VSA

Các thành phần của phương pháp VSA

Các thành phần chính của VSA bao gồm:

  • Khối lượng (Volume): Điều này đề cập đến số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: khối lượng tăng trong xu hướng tăng có thể gợi ý lực mua mạnh, trong khi khối lượng giảm trong xu hướng tăng có thể cho thấy nhu cầu suy yếu.
  • Spread (Chênh lệch giá): Spread là chênh lệch giữa giá cao và giá thấp trong một khoảng thời gian cụ thể. Những thay đổi về chênh lệch giá có thể được phân tích để xác định những bước ngoặt tiềm năng trên thị trường.
  • The close(Giá đóng cửa): Các biến động giá thực tế trên biểu đồ được xem xét và VSA tìm kiếm những điểm bất thường hoặc mô hình có thể chỉ ra ý định của tiền thông minh hoặc các nhà đầu tư tổ chức.

Lịch sử ra đời của phương pháp giao dịch VSA

Lịch sử ra đời của Volume Spread Analysis xuất phát từ những năm 1930 với công trình của Richard D. Wyckoff. Wyckoff, một nhà giao dịch và chuyên gia thị trường.

  • 1960 – 1970: Tiếp theo, Tom Williams đã phát triển và tối ưu hóa phương pháp Wyckoff. Rập trung vào sự chênh lệch giá và khối lượng giao dịch để hiểu rõ hơn về hành vi thị trường.
  • Năm 1993: Cuối cùng Tom Williams công bố tác phẩm Master of Market và đồng thời phát triển chương trình giao dịch máy tính sử dụng phương pháp VSA, đánh dấu sự hình thành và công nhận chính thức của phương pháp này.

Hướng dẫn giao dịch phương pháp VSA hiệu quả

Dấu hiệu Giảm giá (Cung > Cầu)

Lực đẩy lên (UpThrust)

Mô hình UpThrust – Lực đẩy lên dự báo xu hướng giá giảm

Mô hình UpThrust – Lực đẩy lên dự báo xu hướng giá giảm

Mô hình UpThrust thường xuất hiện khi có một nến đảo chiều giảm với thân ngắn, cho thấy sự đảo chiều của giá. Râu nến bên trên thường dài, tượng trưng cho sự áp đặt của lực bán. Đặc biệt, khối lượng giao dịch cùng với mô hình này thường cao, thậm chí có thể cao hơn so với mức trung bình, điều này cho thấy sự xuất hiện của lực cung mạnh mẽ hơn so với lực cầu. Mô hình này có thể dự báo sự giảm giá trong tương lai.

Cao trào Mua (Buying Climax)

Cao trào Mua (Buying Climax)

Mô hình Buying Climax – Cao trào Mua dự đoán giá có xu hướng giảm

  • Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng tăng đã được xác định rõ ràng.
  • Thanh nến tăng với thân nến dài và râu nến phía trên dài.
  • Mức khối lượng giao dịch siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình 2 phiên gần nhất.

Nến không có nhu cầu mua (No Demand Bar):

Mô hình No Demand Bar là tín hiệu cổ phiếu tiếp tục giảm điểm

Mô hình No Demand Bar là tín hiệu cổ phiếu tiếp tục giảm điểm

Mô hình No Demand Bar xuất hiện khi có một thanh nến tăng có thân ngắn và mức khối lượng giao dịch thấp hơn so với hai phiên gần nhất. Thân nến ngắn và khối lượng giao dịch nhỏ cho thấy lực cầu đang yếu và nhà đầu tư chưa chắc đã quay trở lại thị trường. Điều này thường được hiểu là những người mua đang đợi giá giảm thêm để mua vào, và cho thấy khả năng tiếp tục của xu hướng giảm giá.

Dấu hiệu Tăng giá (Cung < Cầu)

Dấu hiệu Tăng giá xuất hiện khi cung cạn kiệt sau thời gian bán ròng, khiến nhiều nhà đầu tư xác định được mức giá hợp lý và tiến hành mua vào. Các mẫu hình chênh lệch giá tăng bao gồm:

Lực đẩy xuống (Down Thrust)

Mẫu hình này có nến đảo chiều giảm với thân ngắn, kèm theo khối lượng giao dịch siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình. Thể hiện lực cầu yếu và có thể dẫn đến xu hướng giảm tiếp theo.

Cao trào bán (Selling Climax)

Mô hình Selling Climax - Mô hình dự đoán giá tăng

Mô hình Selling Climax – Mô hình dự đoán giá tăng

Gồm thanh nến tăng với thân dài, râu nến phía trên dài và khối lượng giao dịch rất cao hoặc cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất. Đây là dấu hiệu thị trường không đồng nhất với lực tăng giá, và có thể dẫn đến xu hướng giảm.

Nến không có nguồn cung (No Supply Bar)

Nến không có nguồn cung (No Supply Bar)

Mô hình No Supply Bar dự báo xu hướng tăng còn tiếp diễn

Mẫu hình này bao gồm thanh nến giảm, chênh lệch giá thấp, với khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên trước đó. Dự báo xu hướng tăng vẫn tiếp tục, chỉ là giai đoạn cạn kiệt nguồn cung tạm thời.

1 số rủi ro khi sử dụng VSA

1 số rủi ro khi sử dụng VSA

1 số rủi ro khi sử dụng VSA

VSA là một phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên khối lượng và biên độ giá, để đọc được ý đồ của nhà tạo lập thị trường và xác định xu hướng, điểm vào và điểm ra của thị trường. Tuy nhiên, VSA cũng có một số rủi ro khi sử dụng, như sau:

  • Có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài thị trường như; tin tức, sự kiện, hoặc các tác động bất ngờ, làm thay đổi khối lượng và biên độ giá một cách đột ngột và gây ra những tín hiệu sai lệch hoặc mơ hồ.
  • VSA sẽ bị biến động bởi các yếu tố bên trong thị trường như: các chiến thuật giao dịch của nhà tạo lập thị trường, như bán tháo, mua vào hoặc tạo ra những tín hiệu giả nhằm đánh lừa những nhà giao dịch nhỏ lẻ và làm thay đổi khối lượng và biên độ giá một cách không phản ánh thực tế của thị trường.
  • Volume Spread Analysis dễ bị tác động bởi các yếu tố cá nhân của nhà giao dịch như: kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng hoặc tâm lý làm ảnh hưởng đến khả năng phân tích; nhận biết và áp dụng các mô hình VSA một cách chính xác đồng thời gây ra những sai lầm giao dịch.

Lời kết

Thông qua bài viết trên, ắt hẳn bạn cũng đã biết rõ hơn về VSA và cách áp dụng nó trong giao dịch chứng khoán. Để thành công, quan trọng nhất là nắm vững nguyên tắc cơ bản của phương pháp này và thực hành một cách có tổ chức. Chúc bạn thành công trong hành trình giao dịch và đừng quên kiểm tra danh sách sàn Forex uy tín trước khi bắt đầu nhé! 

+ posts

Tôi là Jennifer Nguyễn, tên thật là Nguyễn Quỳnh Thư, sinh năm 1995 tại thủ đô Hà Nội. Hiện tại tôi đang là trader cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 7 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOP Sàn Crypto

Đấu Trường Giao Dịch SuperX, 500,000 USDT đang gọi tên bạn

OKX

Hưởng mức phí thấp nhất, giao dịch nhanh nhất, API mạnh mẽ

Chiến thần giao ngay - Nhận phần chia từ tổng thưởng 100.000 USDT

Nền tảng giao dịch sao chép tiền điện tử lớn nhất thế giới, bảo mật an toàn

Giao dịch cả khi đang di chuyển. Mọi lúc, mọi nơi, thanh khoản tức thì

TOP Sàn Forex

Khớp lệnh nhanh, Spread ổn định, Rút tiền tức thì, Miễn phí hoa hồng

HFM

Khớp lệnh cực nhanh, nạp và rút tiền nhanh chóng, tài khoản miễn phí phí qua đêm

Miễn phí giao dịch qua đêm, sản phẩm giao dịch đa dạng, nạp rút nhanh chóng

Giao dịch nhanh chóng, Bảo mật an toàn, Mức chênh lệch cực thấp

XTB

Nền tảng tiên tiến, tốc độ xử lý cực nhanh, bảo mật an toàn