Trong thị trường ngoại hối (Forex), “volatility” (dao động) đề cập đến mức độ biến động của giá cả một loại tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự biến động này có thể được đo lường bằng nhiều cách, như phạm vi giá, điểm chuyển động hàng ngày, hay độ lệch chuẩn.
Để biết nhiều hơn về Volatility, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của CF Việt bạn nhé.
Khái niệm Volatility là gì?
Volatility là khái niệm chỉ sự biến động của thị trường, là thước đo giúp nhà đầu tư thông kê sự phân tán của các khoản lợi nhuận với các chỉ số tại thị trường cố định. Volatility có thể tăng lên khi có thông tin quan trọng được công bố. Ngược lại, thị trường có thể trở nên ít biến động khi không có sự kiện lớn nào đang ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể sử dụng thông tin về volatility để đưa ra quyết định giao dịch. Đối với những người muốn an toàn, họ có thể tìm kiếm thời kỳ thị trường ổn định, trong khi những nhà đầu tư muốn cơ hội lợi nhuận lớn hơn có thể tìm kiếm thị trường có biến động cao.
Hiểu sâu hơn về thuật ngữ Volatility
Volatility sẽ thường đề cập đến hai vấn đề chính đó là mức độ rủi ro và sự không chắc chắn có liên quan đến các quy mô sự thay đổi giá trị của chứng khoán. Nếu thị trường biến động mạnh, giá của các loại tài sản trên thị trường có thể mở rộng phạm vi rộng hơn theo 2 hướng (lên và xuống).
Để xác định sự biến động của tài sản người ta dựa vào định lượng của lợi nhuận hàng ngày của loại tài sản đó và sự thay đổi mức giá của quá khứ so với thời điểm biến động. Thay đổi này được biểu thị dưới dạng %.
Volatility được xem là thước đo phương sai và bị giới hạn với một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, nhà đầu tư xác định sự biến đổi hằng ngày, hằng tuần… diễn ra và có thể gọi nó là độ lệch chuẩn.
Lưu ý các thông tin về Volatility
Khi tìm hiểu về khái niệm Volatility, bạn cần lưu ý một số thông tin dưới đây:
- Sự biến động sẽ biểu hiện mức độ tài sản xoay quanh mức giá trung bình
- Có thể sử dụng mô hình định giá, độ lệch chuẩn và hệ số Beta để đo lường chỉ số Volatility
- Tài sản thường xuyên xuất hiện sự biến động được xác định là rủi ro hơn so với các loại tài sản ít xuất hiện sự biến động.
- Volatility chính là một trong những tham số quan trọng giúp nhà đầu tư xác định mức giá trong hợp đồng quyền chọn.
Nguyên nhân có sự biến động giá
Giá cả của các loại tài sản trên thị trường sẽ thường biến động dựa trên quy luật cung cầu. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy luật này có thể kể đến như:
- Độ thanh khoản: Tài sản được nhiều nhà đầu tư quan tâm sẽ có sự biến động cao hơn so với những tài sản khác ít được quan tâm.
- Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như thảm họa tự nhiên, đợt rét, đợt nóng, hay các sự kiện khác có thể ảnh hưởng đến giá cả, đặc biệt là đối với các tài sản như năng lượng và hàng hóa.
- Yếu tố chính trị: Các sự kiện chính trị, như bầu cử, biểu tình, hay thậm chí là các quyết định chính sách của chính phủ, đều có thể tạo ra không gian không chắc chắn và ảnh hưởng đến thị trường tài chính.
- Tình hình tài chính toàn cầu: Quan hệ thương mại giữa các quốc gia, và các yếu tố tài chính toàn cầu như giá dầu có thể tác động mạnh mẽ lên giá cả.
- Tin tức và sự kiện kinh tế: Các thông tin và sự kiện kinh tế quan trọng, chẳng hạn như báo cáo việc làm, GDP, lãi suất, và dữ liệu thương mại, có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định giao dịch của nhà đầu tư.
Cách tính biên độ Volatility
Biên độ Volatility thường được đo lường bằng các chỉ số thống kê, phổ biến nhất là độ lệch chuẩn và phạm vi giá. Dưới đây là cách tính biên độ Volatility bằng phương pháp:
Phạm Vi Giá (Price Range):
- Bước 1: Xác định giá cả tối đa và tối thiểu trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là ngày, tuần, hoặc tháng).
- Bước 2: Tính phạm vi giá bằng cách lấy sự chênh lệch giữa giá tối đa và giá tối thiểu.
Phạm vi giá = Giá tối đa – Giá tối thiểu.
Ví dụ như sau: Giả sử bạn quan tâm đến cặp tiền tệ EUR/USD và bạn muốn tính phạm vi giá hàng ngày (daily price range) dựa trên giá đóng cửa. Dưới đây là giá đóng cửa hàng ngày của EUR/USD trong một tuần:
- Ngày thứ 1: 1.1200
- Ngày thứ 2: 1.1180
- Ngày thứ 3: 1.1220
- Ngày thứ 4: 1.1150
- Ngày thứ 5: 1.1300
Xác định Giá Tối Đa và Giá Tối Thiểu:
- Giá tối đa (Max Price) = 1.1300 (Ngày thứ 5)
- Giá tối thiểu (Min Price) = 1.1150 (Ngày thứ 4)
Tính Phạm Vi Giá = Giá tối đa – Giá tối thiểu <=> 1.1300 − 1.1150 = 0.0150
Tổng kết
Trên đây là thông tin chi tiết về Volatility và ví dụ cụ thể mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Đây là một chỉ số khá quan trọng được nhiều nhà đầu tư sử dụng khi giao dịch trên thị trường Forex. Hãy tham khảo top các sàn giao dịch forex uy tín được chúng tôi giới thiệu nhé.
Tôi là Michael Đỗ, tên thật là Đỗ Văn Toàn, sinh năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang là nhà phân tích thị trường cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 10 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.