Smart Contract là gì? Vai trò và cách ứng dụng hiệu quả nhất

Smart Contract là một khái niệm không còn xa lạ với những người quan tâm đến công nghệ blockchain và tiền điện tử.

Smart Contract là gì? Vai trò và cách ứng dụng hiệu quả nhất của nó là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Giới thiệu về Smart Contract

Smart Contract là gì?

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh là gì?

Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là các chương trình chạy trên blockchain, tự động thực hiện, kiểm soát và ghi lại những sự kiện, hành động có liên quan đến nhau về mặt pháp lý dựa theo những điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận. 

Smart Contract cho phép người dùng trao đổi tài sản, cổ phiếu, hoặc bất kỳ thứ gì có giá trị một cách công khai, minh bạch, tránh xảy ra xung đột không đáng có.

Lịch sử và nguồn gốc của Smart Contract

Lịch sử và nguồn gốc của Smart Contract

Lịch sử và nguồn gốc của Smart Contract

Thuật ngữ Hợp đồng thông minh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ Nick Szabo. Ông cũng là người đã phát minh ra đồng tiền ảo tên Bitgold năm 1998 (10 năm trước khi Bitcoin xuất hiện). 

Theo ông, hợp đồng thông minh là giao thức giao dịch được máy tính thực hiện dựa theo các điều khoản của hợp đồng. Szabo đề xuất thực hiện hợp đồng cho tài sản tổng hợp như kết hợp trái phiếu và các công cụ phái sinh (quyền chọn và hợp đồng tương lai). 

Đánh giá ưu nhược điểm của Smart Contract 

Ưu nhược điểm của Hợp đồng thông minh 

Ưu nhược điểm của Hợp đồng thông minh

Sử dụng Smart Contract có những lợi ích như:

Ưu điểm

  • Tự động hóa: Quá trình được thực hiện hợp đồng là hoàn toàn tự động hóa, không phụ thuộc vào môi giới hay bên thứ ba.
  • Không bị thất lạc: Mọi tài liệu đều được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung, đồng nghĩa là không thể bị thất lạc.
  • Đảm bảo an toàn: Tài liệu của bạn sẽ luôn được Blockchain đảm bảo an toàn và chắc chắn không bị bất kỳ một hacker nào có thể đe dọa đến chúng.
  • Tốc độ nhanh chóng: Các điều khoản được tự động hóa bởi các ngôn ngữ lập trình, code phần mềm rất nhanh nên tiết kiệm được thời gian.
  • Tiết kiệm chi phí: Nhờ bỏ qua khâu trung gian nên giúp tiết kiệm được khoản chi phí lớn.
  • Chính xác: Các lỗi thường thấy khi viết giấy tờ được khắc phục hoàn toàn.
  • Tùy chỉnh cao: Các quy định trong hợp đồng được xử lý linh hoạt và hiệu quả cho người sử dụng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, hợp đồng thông minh cũng tồn tại một vài mặt hạn chế:

  • Phụ thuộc vào nền tảng Blockchain: Nếu có sự cố xảy ra với Blockchain, như sập mạng, tấn công 51%, hoặc lỗi mã hóa thì Smart Contract cũng bị ảnh hưởng.
  • Khó sửa đổi: Khi đã được triển khai, hợp đồng này rất khó thay đổi hoặc hủy bỏ, nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên liên quan.
  • Thiếu quy định pháp lý: Nền tảng này chưa được công nhận là hợp lệ và ràng buộc theo luật pháp của nhiều quốc gia, nên nếu có tranh chấp xảy ra, người sử dụng sẽ khó được bảo vệ quyền lợi.
  • Rủi ro bị rò rỉ thông tin: Nếu người sử dụng vô tình làm rò rỉ thông tin cá nhân hoặc bí mật ra ngoài, họ sẽ phải đối diện với các hậu quả nghiêm trọng.

Cơ chế hoạt động của Smart Contract

Cơ chế hoạt động của Smart Contract

Cơ chế hoạt động của Smart Contract

Cơ chế hoạt động của Smart Contract sẽ được CF Việt giới thiệu như sau:

  • Smart Contract được viết bằng ngôn ngữ lập trình và được mã hóa chuyên biệt, sau đó được tải lên blockchain – một hệ thống lưu trữ và truyền tải dữ liệu dưới dạng chuỗi khối liên kết với nhau bằng mã hóa.
  • Smart Contract chứa các điều khoản và điều kiện của hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch. Các điều khoản này thường tuân theo các câu lệnh “nếu… thì…” (if/when… then…).
  • Khi các điều kiện được đáp ứng và xác minh, hợp đồng sẽ tự động thực thi các hành động đã được lập trình, chẳng hạn như chuyển tiền, gửi thông báo, xuất vé, đăng ký dịch vụ,…
  • Khi giao dịch hoàn tất, blockchain sẽ cập nhật và ghi lại kết quả. Giao dịch này không thể bị thay đổi và chỉ có những bên được cấp quyền mới có thể xem được.

Các lĩnh vực và ngành nghề có thể áp dụng Smart Contract

Các lĩnh vực và ngành nghề có thể áp dụng Smart Contract

Các lĩnh vực và ngành nghề có thể áp dụng Smart Contract

Smart Contract cho phép các nhà phát triển có thể thiết kế ra nhiều trường hợp sử dụng khác nhau. Ví dụ:

  • Tiền điện tử: Ví tiền điện tử để lưu trữ Coin & Token, các sàn giao dịch phi tập trung, trò chơi, NFT,…
  • Quy trình bầu cử: Smart Contract có thể giúp tăng tính công bằng, minh bạch và an toàn cho việc bầu cử, bằng cách sử dụng chữ ký số để xác thực danh tính của cử tri, ghi lại phiếu bầu trên blockchain và kiểm tra kết quả một cách tự động.
  • Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nền tảng này có thể giúp theo dõi và quản lý các hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ việc đặt hàng, giao hàng, thanh toán, đến việc đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định.
  • Lĩnh vực tài chính ngân hàng: Smart Contract có thể giúp thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí, bằng cách loại bỏ các bên trung gian, giảm rủi ro gian lận và tăng cường bảo mật.

Các ví dụ về Smart Contract trong thực tế

Một số ví dụ về Smart Contract trong thực tế là:

  • Ethereum: Là 1 nền tảng blockchain cho phép người dùng tạo và sử dụng các ứng dụng phi tập trung dựa trên Smart Contract. Ethereum cung cấp ngôn ngữ lập trình Solidity để viết hợp đồng và sử dụng đồng tiền ảo Ether để thực hiện các giao dịch trên nền tảng.
  • Chainlink: Đây là 1 mạng lưới phi tập trung cung cấp các dịch vụ oracle, tức là các dịch vụ kết nối các Smart Contract với dữ liệu bên ngoài blockchain như giá cả, thời tiết, sự kiện,… Nền tảng này sử dụng đồng tiền ảo LINK để thưởng cho các nhà cung cấp dữ liệu và trừng phạt cho các nhà cung cấp dữ liệu không chính xác.
  • Uniswap: Là 1 sàn giao dịch phi tập trung dựa trên nền tảng Ethereum, cho phép người dùng trao đổi các loại tiền ảo khác nhau mà không cần đăng ký tài khoản hay cung cấp thông tin cá nhân. Uniswap sử dụng các Smart Contract để tạo ra các cặp giao dịch, cân bằng giá cả và phí giao dịch.

Lời kết

Hy vọng bạn bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Smart Contract và cách ứng dụng hiệu quả nhất của nó trong nền kinh tế số. Nếu bạn quan tâm đến crypto, hãy xem danh sách các sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất của CF Việt để biết thêm chi tiết.

+ posts

Tôi là Jennifer Nguyễn, tên thật là Nguyễn Quỳnh Thư, sinh năm 1995 tại thủ đô Hà Nội. Hiện tại tôi đang là trader cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 7 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOP Sàn Crypto

Đấu Trường Giao Dịch SuperX, 500,000 USDT đang gọi tên bạn

OKX

Hưởng mức phí thấp nhất, giao dịch nhanh nhất, API mạnh mẽ

Chiến thần giao ngay - Nhận phần chia từ tổng thưởng 100.000 USDT

Nền tảng giao dịch sao chép tiền điện tử lớn nhất thế giới, bảo mật an toàn

Giao dịch cả khi đang di chuyển. Mọi lúc, mọi nơi, thanh khoản tức thì

TOP Sàn Forex

Khớp lệnh nhanh, Spread ổn định, Rút tiền tức thì, Miễn phí hoa hồng

HFM

Khớp lệnh cực nhanh, nạp và rút tiền nhanh chóng, tài khoản miễn phí phí qua đêm

Miễn phí giao dịch qua đêm, sản phẩm giao dịch đa dạng, nạp rút nhanh chóng

Giao dịch nhanh chóng, Bảo mật an toàn, Mức chênh lệch cực thấp

XTB

Nền tảng tiên tiến, tốc độ xử lý cực nhanh, bảo mật an toàn