Price Action là một trong những thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán và ngoại hối. Nhà đầu tư sử dụng phương pháp Price Action để nhận diện các mô hình giá cơ bản như Pin bar, Engulfing, và nhiều mẫu khác, từ đó đưa ra quyết định đầu tư cho mình.
Vậy Price Action là gì? Cách sử dụng chiến lược này như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của CF Việt nhé.
Phương pháp Price Action là gì?
Phương pháp Price Action là một chiến lược giao dịch tài chính tập trung chủ yếu vào việc quan sát và phân tích giá cả của tài sản tài chính thông qua biểu đồ giá trên từng thời điểm. Thay vì sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay công cụ phức tạp, nhà giao dịch Price Action dựa vào các biểu hiện của giá cả để đưa ra quyết định giao dịch.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Price Action là hiểu rõ về tâm lý và hành vi của thị trường thông qua giá. Những pha đảo chiều, sự đột ngột trong xu hướng, hay những khu vực hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đều cung cấp thông tin quan trọng về ý định mua và bán của các nhà giao dịch.
Các công cụ phân tích trong Price Action
Phân tích qua 1 cây nến
Mỗi cây nến trên biểu đồ chứng khoán hay ngoại hối mang đến nhiều thông tin về sự chuyển động của giá cả trong một khoảng thời gian cụ thể. Dưới đây là một số điểm cơ bản khi phân tích Price Action qua một cây nến:
- Thân nến: Phần thân của cây nến thường mô tả sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong khoảng thời gian đó. Nếu thân nến mở ở mức thấp và đóng ở mức cao, có thể là một dấu hiệu mạnh mẽ cho sự tăng giá, và ngược lại.
- Bóng: Bóng của cây nến biểu thị giá cao nhất và thấp nhất đạt được trong khoảng thời gian đó. Bóng dài ở phía trên thân nến thường chỉ ra áp lực bán và ngược lại, bóng dài ở phía dưới thân nến thường chỉ ra áp lực mua.
- Độ dài của toàn bộ cây nến: Cho thấy mức độ biến động của giá trong phiên giao dịch mạnh hay ít.
Mẫu hình nến
Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán có nhiều mẫu hình nến khác nhau, phân tích Price Action thông qua các mẫu hình nến là một cách hiệu quả để đánh giá tâm lý và hành vi của thị trường. Dưới đây là một số mẫu hình nến được sử dụng phổ biến:
- Engulfing (Nến Bao Phủ): Mẫu engulfing xảy ra khi một nến lớn “bao phủ” một hoặc nhiều nến trước đó. Engulfing bullish (nến lớn trắng bao phủ nến đen) thường xuất hiện trên đáy của một xu hướng giảm, có thể dự đoán sự đảo chiều lên. Ngược lại, engulfing bearish (nến lớn đen bao phủ nến trắng) có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều xuống sau một chuỗi tăng giá.
- Doji (Nến Điểm): Một Doji xuất hiện khi giá mở cửa và đóng cửa gần nhau, tạo ra một thân nến rất nhỏ. Doji thường chỉ ra sự bất ổn trong thị trường và có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều hoặc sự không chắc chắn về hướng xu hướng.
- Harami (Nến Bụng Bự): Mẫu Harami xảy ra khi một nến nhỏ nằm trong phạm vi của một nến lớn hơn. Điều này có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều hoặc sự chững lại của xu hướng hiện tại.
- Morning Star và Evening Star: Morning star là một mẫu ba nến, bắt đầu với một nến giảm, tiếp theo là một doji hoặc nến nhỏ, và kết thúc bằng một nến tăng. Evening star ngược lại, bắt đầu với một nến tăng, tiếp theo là một doji hoặc nến nhỏ, và kết thúc bằng một nến giảm. Cả hai mô hình đều có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều.
Hỗ trợ và kháng cự
- Điểm hỗ trợ: Mức giá mà thị trường thường có xu hướng quay đầu lên sau một chuỗi giảm giá. Hỗ trợ có thể được xác định bằng cách nhìn vào các khu vực nơi giá đã quay đầu lên trước đây.
- Điểm kháng cự: Mức giá mà thị trường thường gặp khó khăn khi vượt qua sau một chuỗi tăng giá. Kháng cự có thể được đặt tại các mức giá cực đỉnh trước đó.
Mô hình giá
Phân tích Price Action thông qua mô hình giá là quá trình quan sát và đánh giá các mẫu hình xuất hiện trên biểu đồ giá để dự đoán sự chuyển động giá tiếp theo. Có nhiều mô hình giá khác nhau, nhà đầu tư có thể tham khảo dưới đây:
Triangle Patterns (Mô Hình Tam Giác):
- Có đường hỗ trợ ngang và đường kháng cự tăng dần. Đây thường là dấu hiệu của sự đảo chiều lên.
- Có đường hỗ trợ ngang và đường kháng cự giảm dần. Đây thường là dấu hiệu của sự đảo chiều xuống.
Double Top và Double Bottom (Đỉnh và Đáy Kép):
- Double Top: Xuất hiện sau một xu hướng tăng, là một dấu hiệu của sự đảo chiều dự kiến xuống.
- Double Bottom: Xuất hiện sau một xu hướng giảm, là dấu hiệu của sự đảo chiều dự kiến lên.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Price Action
Ưu điểm
Phương pháp Price Action có nhiều ưu điểm, đặc biệt là đối với những nhà giao dịch muốn tập trung vào hiểu biết sâu sắc về hành vi giá cả và tương tác trực tiếp với thị trường. Dưới đây là một số ưu điểm:
- Phương pháp dựa trên thông tin trực tiếp của thị trường
- Đơn giản và linh hoạt với nhà đầu tư
- Giúp nhà giao dịch hiểu rõ tâm lý và hành vi của thị trường thông qua giá cả
- Phương pháp linh hoạt và có khả năng thích ứng với biến động thị trường
- Không cần áp dụng các chỉ báo và kỹ thuật phân tích phức tạp
Nhược điểm
- Đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và kỹ năng
- Phương pháp này yêu cầu sự tập trung và kiên nhẫn
- Không phù hợp với đa số nhà đầu tư
- Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý khi thị trường biến động
- Khả năng rủi ro mạng lại cũng tương đối cao
Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả
Chiến lược giao dịch Breakout
Bước 1: Nhà đầu tư cần xác định mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ
Bước 2: Tìm điểm Breakout phá vỡ hỗ trợ và kháng cự
Bước 3: Đặt lệnh:
- Khi Breakout được xác nhận, đặt lệnh mua nếu giá vượt qua mức kháng cự
- Đặt lệnh bán nếu giá vượt qua mức hỗ trợ.
- Sử dụng lệnh chờ (pending order) để đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ cơ hội.
Chiến lược giao dịch Retest
Bước 1: Nhà đầu tư cũng xác định mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ
Bước 2: Đánh dấu mức kiểm tra lại
Khi giá đã đạt đến một mức hỗ trợ hoặc kháng cự, đánh dấu nó là mức cần kiểm tra lại trong tương lai. Một Retest thường xảy ra sau khi giá đã đạt đến mức đó và quay đầu lại để kiểm tra mức hỗ trợ hoặc kháng cự đó.
Bước 3: Xác nhận Retest
Bước 4: Đặt lệnh:
- Nếu sự Retest được xác nhận và giá cho thấy dấu hiệu đảo chiều, đặt lệnh mua nếu Retest diễn ra ở mức hỗ trợ
- Đặt lệnh bán nếu Retest xảy ra ở mức kháng cự.
Chiến lược Pullback
Bước 1: Xác định xu hướng: Bằng cách sử dụng đường trendline, đỉnh đáy, hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác.
Bước 2: Nhận diện mô hình Price Action:
- Quan sát biểu đồ để xác định mô hình giá Price Action trong giai đoạn pullback.
- Chờ đến khi pullback được xác nhận và giá bắt đầu di chuyển lại theo xu hướng chính. Xác nhận điểm vào lệnh bằng các mô hình giá Price Action và đảm bảo rằng pullback đã hoàn tất.
Bước 3: Đặt lệnh:
- Đặt lệnh mua nếu pullback diễn ra trong xu hướng tăng
- Đặt lệnh bán nếu pullback diễn ra trong xu hướng giảm.
Giao dịch với mô hình giá
Bước 1: Nhà đầu tư cũng xác định xu hướng chính bằng các công cụ kỹ thuật hoặc đường trendline để xác định xu hướng chính của thị trường.
Bước 2: Nhận diện mô hình giá.
- Quan sát biểu đồ để nhận diện các mô hình giá như pin bar, engulfing, head and shoulders, double top/bottom và các mô hình khác. Đặc biệt chú ý đến mô hình giá xuất hiện gần các mức hỗ trợ, kháng cự hoặc trong xu hướng chính.
- Xác nhận mô hình giá bằng các yếu tố khác như khối lượng giao dịch và ngữ cảnh thị trường đang hoạt động.
Bước 3: Đặt lệnh
Nếu mô hình giá được xác nhận và tạo ra tín hiệu giao dịch, đặt lệnh mua hoặc lệnh bán tùy thuộc vào hướng xu hướng hoặc đảo chiều.
Tổng kết
Trên đây là bài giải đáp thông tin về phương pháp Price Action là gì và cách giao dịch cụ thể nhất mà CF Việt muốn chia sẻ đến các nhà đầu tư. Hy vọng đây là những kiến thức hữu ích giúp bạn tham gia thị trường một cách hiệu quả.
Hãy tham khảo các tài khoản Demo tại các sàn giao dịch ngoại hối uy tín mà chúng tôi giới thiệu, trải nghiệm giao dịch thử trước khi bước chân vào thị trường bạn nhé.
Tôi là Michael Đỗ, tên thật là Đỗ Văn Toàn, sinh năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang là nhà phân tích thị trường cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 10 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.