Trong thị trường chứng khoán, “indicator” (hay chỉ số) thường được sử dụng để ám chỉ các công cụ hoặc biểu đồ được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu suất thị trường tài chính, cổ phiếu, hoặc các tài sản tài chính khác.
Bạn muốn biết thêm các thông tin về chỉ báo Indicator để áp dụng cho chiến lược đầu tư của mình, hãy tham khảo bài viết dưới đây của CF Việt nhé.
Tìm hiểu về chỉ báo Indicator
Indicator là công cụ quan trọng trong giao dịch dùng để tìm ra xu hướng thị trường. Được tính dựa trên dữ liệu giá, khối lượng giao dịch, và các chỉ số thị trường khác. Những indicator này giúp nhà đầu tư và nhà giao dịch phân tích xu hướng, đo lường sức mạnh thị trường, và xác định điểm mua/bán tiềm năng.
Chỉ báo Indicator có thể là bao gồm một số thành phần như Đường trung bình (Moving Averages), MACD (Moving Average Convergence Divergence), và RSI (Relative Strength Index).
Các loại Indicator phổ biến hiện nay
Lagging Indicator
“Lagging indicators” (chỉ số trễ) là một loại chỉ số thị trường tài chính mà giá trị được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiện tại và thường xuất hiện sau sự thay đổi trong thị trường. Chúng thường được sử dụng để xác nhận xu hướng hiện tại thay vì dự đoán xu hướng tương lai.
Chỉ báo trễ thường được các trader sử dụng để: Xác nhận lại điểm vào lệnh và xu hướng chính của thị trường. Vì những chỉ báo này luôn đi theo xu hướng và thị trường. Do là chỉ báo chậm nên khả năng cho tín hiệu đúng rất cao và giúp chúng ta loại bỏ các tín hiệu nhiễu từ thị trường. Tuy nhiên, Lagging Indicator không thể dự đoán trước được xu hướng sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.
Chỉ báo chậm (Lagging Indicator) thông dụng thường được trader sử dụng:
- Các đường trung bình động (MA, EMA, DEMA, TEMA, VMA,…
- Bollinger Band: Chỉ báo BB20 hình thành dựa đường SMA của 20 cây nến trước đó.
- MACD: Chỉ báo MACD được cấu tạo từ 2 đường MA và dải histogram
Leading Indicator
“Leading indicators” (chỉ báo nhanh) được sử dụng để dự đoán sự thay đổi trong thị trường trước khi nó xảy ra. Các chỉ số này thường được xem xét để đưa ra dự đoán về xu hướng kinh tế và thị trường tài chính trong tương lai. Sự thay đổi trong leading indicators có thể tác động đến sự biến động của giá cả và các điểm mua/bán tiềm năng.
Ưu điểm của chỉ báo nhanh (Leading indicators): Giúp nhà đầu tư có được những điểm vào lệnh lí tưởng và đôi khi có thể “bắt đáy” tối ưu được lợi nhuận khi xác định được điểm đầu của cơn sóng. Tuy nhiên, do tín hiệu nhanh nên mức độ chính xác cũng tương đối thấp. Nhà đầu tư cần có sự nhạy bén và kinh nghiệm để nắm được chỉ báo này.
Chỉ báo nhanh (Leading Indicator) thông dụng thường được trader sử dụng:
- Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) để xác định các vùng quá mua và quá bán trên thị trường
- Chỉ báo Stochastic cho thấy xu hướng thị trường
3 Indicator xác định xu hướng thường dùng nhất
Chỉ báo xu hướng
Các chỉ báo xung hướng sẽ giúp nhà đầu tư xác định xu hướng tăng giảm hoặc Sideways của giá. Ưu điểm của các chỉ báo xu hướng này đó chính là thường di chuyển theo giá và không bị giới hạn bởi đỉnh và đáy trong quá khứ.
Nhóm các chỉ báo xu hướng thường được sử dụng như:
- Chỉ báo Mây Ichimoku
- Chỉ báo các đường trung bình động Moving Average (MA)
- Chỉ báo Parabolic SAR
Chỉ báo động lượng
Nhóm các chỉ báo được nhiều nhà đầu tư sử dụng để hiểu rõ hơn về biến động của tài sản. Công dụng của các chỉ báo này đó chính là đo lường tốc độ tăng hoặc giảm giá. Thường được sử dụng cho phân tích ngắn hạn, giúp nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ các đợt biến động giá cao.
Các chỉ báo động lượng sẽ cho các tín hiệu phân kỳ đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng chính. Nhóm các chỉ báo này gồm:
- Chỉ báo Relative Strength Index (RSI)
- Chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (MACD)
- Chỉ báo Stochastic (Stoch)
Chỉ báo biến động
Được xem là thước đo tiêu chuẩn giúp các trader có thể xác định được độ biến động của tài sản (cặp giao dịch) một cách hiệu quả. Nhóm các chỉ báo biến động gồm có như:
- Chỉ báo Directional Movement Index (DMI)
- Chỉ báo Average True Range (ATR)
- Chỉ báo Bollinger Bands (BB)
Nên chọn chỉ báo Indicator nào?
Mỗi chỉ báo đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm cũng như công dụng riêng của nó. Ví dụ bạn không thể dùng chỉ báo chậm để tìm Entry hay dùng chỉ báo nhanh để xác định xu hướng dài hạn của thị trường. Tùy vào mục đích giao dịch mà nhà đầu tư có thể lựa chọn các chỉ báo phù hợp với mình.
Không có chỉ báo nào là hoàn hảo cho tất cả, nó có thể hiệu quả đối với thị trường chuyến khoán, tuy nhiên lại kém hiệu quả với thị trường ngoại hối chẳng hạn. Điều quan trọng là các bạn phải biết mình đang giao dịch trong một thị trường nào, có tính chất và xu hướng ra sao để lựa chọn Indicator phù hợp.
Lưu ý gì khi giao dịch chỉ báo Indicator?
Khi lựa chọn tham khảo các chỉ báo Indicator, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên phụ thuộc vào nó quá nhiều, đừng đưa ra quyết định chỉ dựa vào chỉ báo mà nên tham khảo thêm các yếu tố khác.
- Phần lớn các công thức tính khác nhau, chính vì vậy nó có thể cho những tín hiệu đối lập nhau hay còn gọi là xung đột tín hiệu. Nếu bạn không phải là một nhà phân tích chuyên nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm rất có thể sẽ bị rối dẫn đến đưa ra quyết định thiếu chính xác.
- Có rất nhiều chỉ báo trên thị trường, mức độ chính xác của chúng cũng khác nhau. Đừng vì một vài chỉ báo có vẻ như chính xác ban đầu mà vội tin toàn bộ tuyệt đối. Cần phải luyện tập và nghiên cứu về nó nhiều hơn xem mức độ chính xác đến đâu.
Tổng kết
Việc sử dụng các Indicator thường đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về thị trường, và không có công cụ nào là hoàn hảo. Nhà đầu tư thường kết hợp nhiều loại chỉ số và phương pháp khác nhau để có cái nhìn toàn diện và làm cơ sở cho quyết định đầu tư và giao dịch.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích về Indicator. Bạn có thể thực hành bằng cách mở tài khoản Demo với các sàn forex uy tín mà chúng tôi giới thiệu nhé. Chúc bạn thành công!
Tôi là Michael Đỗ, tên thật là Đỗ Văn Toàn, sinh năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang là nhà phân tích thị trường cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 10 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.