Đốt coin là một hình thức điều chỉnh cung cầu của một đồng tiền ảo, bằng cách giảm số lượng coin lưu hành trên thị trường. Đốt coin có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai có quyền truy cập vào đồng coin đó, như nhà phát hành, nhà đào hoặc người dùng.
Đốt coin có những lợi ích và rủi ro gì cho trader? Và làm thế nào để trader có thể nắm bắt cơ hội và tránh rủi ro từ việc đốt coin? Hãy cùng CF Việt tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Đốt coin là gì?
Đốt coin (burn coin) là quá trình tiêu hủy một số lượng coin cụ thể từ lượng coin đang lưu thông. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách chuyển số lượng coin cần đốt đến một địa chỉ không thể truy cập được, nghĩa là không có ai có khả năng tiếp tục sử dụng chúng.
Mục đích chính của việc đốt coin hoặc token là tạo ra một loại cơ chế kinh tế để thúc đẩy sự phát triển bền vững của dự án và cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan. Quá trình này thường được thực hiện bởi các nhà phát triển hoặc cộng đồng người dùng của dự án.
Các hình thức đốt coin
Dưới đây là một số hình thức phổ biến của việc đốt coin:
- Buyback and burn: Dự án sẽ sử dụng doanh thu hoặc lợi nhuận từ mô hình kinh doanh của họ để mua lại token trên thị trường mở và sau đó tiêu hủy số lượng token này. Hình thức này giúp giảm cung lượng token trên thị trường, đồng thời tạo ra sự khan hiếm và tăng giá trị cho đồng coin.
- Đốt phí giao dịch: 1 số đồng coin hoạt động trên các nền tảng blockchain L1 sẽ có cơ chế đốt một phần hoặc toàn bộ phí giao dịch được thu. Ví dụ: ETH và SOL đều có cơ chế đốt một phần phí giao dịch, giúp giảm cung lượng coin trong hệ thống.
- Đốt định kỳ: 1số đồng coin có cơ chế đốt định kỳ một số lượng coin nhất định. Tiêu biểu là BNB, mỗi quý Binance sẽ đốt một phần coin nhằm giảm cung lượng còn lại và tăng giá trị của BNB.
Quy trình đốt coin diễn ra như nào?
Quá trình đốt coin trong mạng blockchain diễn ra thông qua các bước đơn giản. Đầu tiên, người thực hiện sẽ chọn một địa chỉ ví 0x0000…., nơi mà số coin cần đốt sẽ được chuyển đến và không thể truy cập được sau đó.
Tiếp theo, họ thực hiện giao dịch chuyển số coin đó từ ví của mình vào địa chỉ ví đã chọn. Sau khi giao dịch được xác nhận trên mạng blockchain, số coin đó sẽ được coi như đã bị tiêu hủy hoàn toàn khỏi cung lượng đang lưu hành. Quá trình này giúp tạo ra tính khan hiếm và tăng giá trị của coin tương ứng trên thị trường.
Lợi ích của việc đốt coin
Việc đốt coin mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho thị trường tiền điện tử và nhà đầu tư như là:
Đối với thị trường
- Quá trình đốt coin đã được chứng minh là có khả năng tạo ra sự tăng giá trị cho đồng coin. Việc giảm cung lượng coin thông qua việc đốt có thể tạo ra sự khan hiếm và tăng giá trị, đồng thời hỗ trợ cho sự ổn định và phát triển của thị trường tiền điện tử.
- Việc đốt coin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiền tệ. Sự khan hiếm và tính ổn định của một đồng coin sau quá trình đốt có thể tạo ra niềm tin từ phía nhà đầu tư và sự chấp nhận rộng rãi từ cộng đồng. Điều này giúp tăng cường sức mạnh và sự tồn tại của thị trường tiền điện tử.
Đối với nhà đầu tư
- Tăng giá trị đồng coin: Sau khi đốt coin, giá đồng coin có thể tăng lên, cải thiện định giá và mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.
- Tín hiệu về sự ổn định: Việc đốt coin báo hiệu cho nhà đầu tư về sự ổn định của đồng coin thông qua việc tự điều chỉnh mà không cần sự can thiệp của cơ quan quản lý.
Những thách thức từ việc đốt coin
Việc đốt coin không phải lúc nào cũng đảm bảo rằng các đồng tiền đang lưu hành trên thị trường sẽ tăng giá trị. Dưới đây là một số thách thức mà việc đốt coin có thể đối diện:
- Cân bằng tokenomics: Giảm cung lượng coin có thể tạo ra sự khan hiếm và tăng giá trị, nhưng cũng có thể gây ra tình trạng lạm phát hoặc giảm lạm phát trong hệ thống tokenomics.
- Phí giao dịch cao: Trong trường hợp giá của đồng coin tăng lên quá cao, các khoản phí giao dịch cũng sẽ tăng theo. Điều này có thể làm giảm khả năng sử dụng của đồng coin đó và gây ra thách thức cho sự phát triển của hệ sinh thái.
- Ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch: Nếu giá của đồng coin tăng quá nhanh, nhà đầu tư có thể hạn chế việc mua vào để tránh rủi ro, làm giảm khối lượng giao dịch. Ngược lại, nếu đồng coin được tạo ra trong một thời gian dài mà không có sự đốt, nhà đầu tư cũng có thể hạn chế mua vào để tránh lỗ.
1 số dự án nổi bật sử dụng cơ chế đốt coin
Sau đây CF Việt sẽ kể tên 1 số dự án nổi bật đã sử dụng cơ chế đốt coin:
Ethereum
Ethereum đã áp dụng cơ chế đốt coin thông qua EIP-1559 bắt đầu từ tháng 8 năm 2021. EIP-1559 giúp cải thiện khả năng xác nhận và giảm trễ trong giao dịch trên mạng Ethereum.
Khi có giao dịch trên mạng, một phần phí sẽ được đốt đi, giúp duy trì tính ổn định của phí gas và tránh sự thao túng. Hiện đã có hơn 2 triệu ETH (khoảng 6 tỷ đô) được đốt thông qua EIP-1559, giúp giá ETH tăng và tạo ra sự hỗ trợ cho hệ sinh thái Ethereum.
BNB
Mạng BNB sử dụng hai cơ chế đốt coin là BEP-95 và Auto-Burn. BEP-95 đốt một phần phí gas sau mỗi lần đóng khối, trong khi Auto-Burn đốt một lượng BNB cố định mỗi quý dựa trên giá của BNB. Đã có hơn 35 triệu BNB (khoảng 21% tổng số BNB đang lưu hành) được đốt cháy, giúp BNB duy trì giá và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái Binance.
Shiba Inu
Đây là một dự án meme coin nổi tiếng sử dụng cơ chế đốt coin. Ban đầu, một phần của SHIB đã được chuyển giao cho nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin và sau đó hơn 410 nghìn tỷ SHIB đã được gửi vào một địa chỉ không hoạt động.
Hành động này của Vitalik đã thu hút sự chú ý đến dự án, giúp nó tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút nhà đầu tư.
Tổng kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đốt coin là gì và tác động của nó đến giá trị của các đồng coin. Nếu bạn muốn tham gia vào thị trường crypto, hãy chọn một sàn giao dịch uy tín và an toàn. Bạn có thể tham khảo danh sách các sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất của CF Việt để có những lựa chọn tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Tôi là Jennifer Nguyễn, tên thật là Nguyễn Quỳnh Thư, sinh năm 1995 tại thủ đô Hà Nội. Hiện tại tôi đang là trader cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 7 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.