Cán cân thương mại là một chỉ số kinh tế quan trọng, phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Cán cân thương mại có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, tỷ giá hối đoái và vị thế quốc tế của quốc gia đó?
Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết của CF Việt.
Định nghĩa cán cân thương mại (Balance Trade)
Cán cân thương mại, hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Balance of Trade (BOT), tức một chỉ số kinh tế quan trọng đo lường sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính trong chu kỳ quý hoặc năm.
Vai trò của cán cân thương mại trong kinh tế
Tác động tới tỷ giá hối đoái
Cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Thành phần lớn nhất trong cân bằng thanh toán quốc tế, cán cân thương mại ghi lại sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Một cán cân thương mại thặng dư, tức là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, thường được xem là một dấu hiệu tích cực, cho thấy khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, nó còn cung cấp thông tin cho chính phủ và doanh nghiệp để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính quốc gia, và đưa ra các quyết định chính sách kinh tế nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tác động tới nền kinh tế vĩ mô
Một tác động khác của cán cân thương mại là đến nền kinh tế vĩ mô, tức các chỉ số kinh tế cơ bản của một quốc gia, như tăng trưởng GDP, lạm phát, thâm hụt ngân sách,….
- Khi cán cân thương mại dương, nghĩa là quốc gia có thặng dư thương mại, điều này sẽ góp phần tăng cường GDP, tạo ra thu nhập và việc làm cho người dân, nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Khi cán cân thương mại âm, nghĩa là quốc gia có thâm hụt thương mại, điều này sẽ gây áp lực lên GDP, làm suy giảm năng lực sản xuất và cạnh tranh, tăng lạm phát và thâm hụt ngân sách, làm mất đi sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại, trong đó có ba yếu tố chính sau đây:
Tỷ giá hối đoái
Là giá trị của đồng tiền của một quốc gia so với đồng tiền của quốc gia khác. Khi hàng hóa được nhập khẩu với mức giá rẻ và hàng hóa xuất khẩu lại mắc hơn, điều này thường thể hiện sự tăng giá trị của đồng nội tệ. Điều này có thể tạo ra trở ngại cho sản phẩm nội địa, làm cho chúng kém cạnh tranh trên thị trường thế giới và giảm giá trị xuất khẩu ròng.
Ví dụ: Nếu một sản phẩm ở Việt Nam có giá 200.000 VND, trong khi một sản phẩm tương tự ở Trung Quốc có giá 58 Nhân dân tệ, khi tỷ giá hối đoái là 3.400 VND = 1 Nhân dân tệ, sản phẩm Trung Quốc có vẻ rẻ hơn với giá 197.000 VND. Do đó, sản phẩm nội địa ở Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Các chính sách thương mại
Là những quy định và điều kiện mà Chính phủ đặt ra để quản lý và điều tiết hoạt động thương mại của quốc gia. Chính phủ có thể áp đặt thuế quan và hạn chế thương mại để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Ngược lại, việc ký kết hiệp định thương mại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nhập khẩu, ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại.
Lạm phát
Tình trạng lạm phát cũng đóng vai trò quan trọng. Lạm phát có thể làm thay đổi giá cả của hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá trị xuất khẩu. Ví dụ, khi lạm phát tăng, giá cả có thể tăng, gây áp lực lên chi phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại
Thâm hụt cán cân thương mại xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu, có nghĩa là chi tiêu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nước ngoài nhiều hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó xuất khẩu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên thâm hụt cán cân thương mại:
- Chênh lệch giữa tiêu thụ và sản xuất: Nếu nhu cầu tiêu thụ trong một quốc gia cao hơn so với khả năng sản xuất nội địa, quốc gia đó sẽ phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
- Tiêu thụ quá mức: Khi người dân và doanh nghiệp trong một quốc gia tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn so với khả năng sản xuất nội địa, thâm hụt cán cân thương mại có thể xảy ra.
- Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và do đó cán cân thương mại. Nếu quốc gia giảm giá trị của đồng tiền nội tệ để kích thích xuất khẩu, điều này có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.
- Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư: Trường hợp một quốc gia tiêu thụ nhiều hơn mức tiết kiệm và đồng thời tăng cao đầu tư, nó có thể dẫn đến việc cần phải nhập khẩu vốn và hàng hóa từ nước khác, góp phần làm tăng thâm hụt cán cân thương mại.
- Thị trường năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế đóng một vai trò quan trọng. Khi hàng hóa và dịch vụ của quốc gia không thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, nó có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.
- Thị trường lao động: Chi phí lao động và các yếu tố khác liên quan đến sản xuất cũng có thể ảnh hưởng đến cân cân thương mại. Ví bằng 1 quốc gia có chi phí lao động cao, nó có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá trị xuất khẩu.
Tổng kết
Trên đây là thông tin về Cán cân thương mại và những ảnh hưởng quan trọng mà nó tạo ra đối với nền kinh tế toàn cầu. Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của Cán cân thương mại, quý độc giả có thể theo dõi bài viết của CF Việt. Đồng thời, để cập nhật thêm về thị trường tài chính, đừng quên kiểm tra danh sách sàn forex uy tín để đảm bảo môi trường đầu tư an toàn và hiệu quả.
Tôi là Jennifer Nguyễn, tên thật là Nguyễn Quỳnh Thư, sinh năm 1995 tại thủ đô Hà Nội. Hiện tại tôi đang là trader cho công ty CF Việt, với kinh nghiệm gần 7 năm trên thị trường, tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích.